RSS
Wecome to my Blog, enjoy reading :)

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Rằm Trung thu

Chiều chủ nhật vừa rồi trường tớ tổ chức Tết Trung Thu ở Công viên Thành Công. Bố mẹ tớ cho tớ đến từ sớm.

"Rốm mấy Bô""Rộm mấy Me"
Chiều mùa thu thật đẹp, tớ chưa thấy Chị Hằng...trên trời nhưng tớ thấy trên sân khấu Chị Hằng thật xinh tươi. Rôm ngồi cùng chị em nhà Linh Bống, nhưng khi nhìn thấy con trâu đen xì trên sân khấu thì sợ chạy mất dép...((-"
Lẫn trong đám đông khán giả có bố mẹ của hai bạn sinh đôi Bi và Tí

Bà của Bo
Bà ngoại Bống mời về nhà Bống chơi nhé! Còn gì tuyệt vời hơn, chẳng cần hỏi ý kiến bố mẹ, tớ đồng ý ngay.
Rồi tớ thấy gian hàng từ thiện của các cô lớp Tulip. Tớ xin vào trợ giúp các cô.
Có rất nhiều khách hàng nhí như tớ.
Đây là hình ảnh các cô giáo của trường tớ trong trang phục của ngày Tết Trung Thu. Các cô đã hóa thân vào những nhân vật cổ tích để chúng tớ có một buổi chiều thật vui vẻ!

Bây giờ thì chụp ảnh chuẩn bị đi về nào.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

Khủng hoảng tuổi lên 3

Mẹ tớ bảo "Con đừng ngoái người xuống đó kẻo ngã" thì tớ càng thích ngó xuống dưới xem có gì hay không. Không phải tớ hư đâu mà tớ cứ không thích làm theo lời mẹ.
Tớ 3 tuổi rồi, tớ có chính kiến riêng của tớ!

Người lớn nói một đằng, Rôm làm một nẻo....

KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 3

Theo tiến sĩ Đinh Thị Kim Thoa, chuyên gia tâm lý trẻ em Trường mầm non Hoàng gia, các cháu trên đang ở độ tuổi có những biến đổi về tâm lý mà khoa học gọi là "khủng hoảng tuổi lên 3". Hầu như bé nào ở tuổi đó, có thể sớm hoặc muộn hơn một chút, đều gặp phải. Tuy nhiên, mỗi bé có những biểu hiện khác nhau, nhẹ là trở nên bướng bỉnh hơn, không nghe lời bố mẹ, hay nói ngược và đòi làm mọi thứ theo cách của mình hay nặng hơn có thể là hay ăn vạ, cáu kỉnh, đập phá đồ đạc. Mức độ khủng hoảng của các bé phụ thuộc vào môi trường giáo dục. Các bé càng được dạy nhiều kỹ năng, khả năng ngôn ngữ tốt và được bố mẹ giáo dục đúng cách thì mức độ khủng hoảng sẽ ít đi.

"Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu và năng lực là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tuổi lên 3 của các bé", tiến sĩ Thoa phân tích. Theo bà, ở độ tuổi này, các bé đã hình thành được một số kỹ năng vận động, ngôn ngữ, khả năng tự phục vụ mình. Trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.

Bên cạnh đó, ở tuổi này, khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt những mong muốn của mình. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng.

Tiến sĩ Thoa khẳng định, đây là một hiện tượng bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Bởi thế, các bậc phụ huynh khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có thể sợ lúc đó mà im lặng nhưng sẽ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát, trở nên hung dữ hơn. Chiều chuộng theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách. Nó chỉ giúp củng cố thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc, ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi.

Hãy cho trẻ vui chơi thật nhiều, nhất là đóng vai

Theo chuyên gia giáo dục, điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm để giúp bé sớm vượt qua được giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thật nhiều, nhất là các trò chơi đóng vai. Chẳng hạn như, bé thích làm người lớn nên mẹ có thể cho con giả vờ nấu cơm bằng các đồ chơi (bên cạnh mẹ đang nấu thật) hay bố có thể bày cho bé chơi trò sửa chữa đồ đạc. Bố mẹ cho bé nhập vai vào nhiều tình huống khác nhau và qua đó bé có cơ hội thể hiện bản thân. Bé có thể cùng chơi đóng vai này với nhóm bạn của mình.

3 tuổi cũng là giai đoạn nhu cầu được chơi với bạn bè cùng lứa và mở rộng phạm vi giao tiếp ở trẻ rất lớn. Vì thế bố mẹ nên cho con đến trường mầm non vào tuổi này.

Một điều quan trọng khác là trong bất kỳ tình huống nào bố mẹ cũng cần thật bình tĩnh, đừng bị kích động bởi những biểu hiện của bé. Lúc nào bạn cũng nên tỏ thái độ tôn trọng, đối xử với bé như một người lớn. Chẳng hạn, khi bạn yêu cầu bé làm điều gì, hãy nhẹ nhàng nói với con về điều đó một cách cụ thể, rõ ràng và đừng tỏ thái độ bắt ép hay ra lệnh cho bé.

Khi bé lăn ra ăn vạ, bố mẹ có thể nghiêm sắc mặt, yêu cầu con dừng hành vi đó lại. Nếu bé tiếp tục, bạn có thể lờ đi, thu hút sự chú ý của con sang việc khác. Khi bé vui vẻ trở lại, bạn hãy cùng con thảo luận về những việc làm trước đó, giải thích để bé hiểu điều gì nên và không nên. Thậm chí bạn có thể cùng con "diễn" lại tình huống vừa rồi để bé tự nhận xét và dần dần biết cách cư xử đúng để được người lớn chấp nhận.

Ngoài ra, ở tuổi này, bố mẹ cần hướng dẫn con những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thay vì cấm đoán con "không được làm cái này, không được làm cái kia". Đồng thời bạn nên tiếp tục củng cố khả năng ngôn ngữ của bé, luôn gợi ý để con diễn đạt những điều mình muốn thật rõ ràng. Điều này sẽ giúp bé được giải tỏa và không bị ức chế nữa.

Nếu biết cách giáo dục đúng, các bé sẽ sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, khi khoảng 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi.

Theo vnexpress.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

Biểu diễn nào!








"Cô giáo" RÔM

Hôm nay các em vịt, ếch, chó cún, lơn con, cá vàng và búp bê ngồi ngoan nghe cô giáo Rôm đọc truyện nhé.Nào, học sinh hãy ngồi ngay ngắn và trật tự!
Ngày xửa ngày xưa...
Bây giờ chó cún phát biểu nào...
Chúng mình lại nghe tiếp nhé.

Hết giờ kể chuyện rồi. Từng bạn đi nhé. Đừng chen nhau!
Mình đóng vai cô giáo có giống không nhỉ!?

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Tươi như hoa















Thứ Ba, 1 tháng 9, 2009

Ngày Chủ nhật đi chơi Vincom












 
Copyright 2009 NHẬT KÝ TIỂU THƯ RÔM Powered by Blogger
Blogger Templates created by Deluxe Templates
Sponsored by: Premium Templates | Premium Themes. Distributed by: blog template